CHUNG TAY PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT

Tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết trên cả nước đang có diễn biến phức tạp, từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 31.731 ca mắc, tăng 18,6% so với cùng kỳ năm 2022. Tại Quảng Ninh tính đến ngày 23/05/2023 ghi nhận 80 ca mắc sốt xuất huyết trong đó có 75 ca dương tính tại 10/13 huyện, thị xã, thành phố. Kết quả giám sát véc tơ tại các địa phương cho thấy có sự xuất hiện của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết, một số điểm có chỉ số cao vượt ngưỡng gây dịch.
Bệnh sốt xuất huyết Dengue là bệnh do muỗi Aedes truyền chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và hiện chưa có Vắc xin phòng bệnh. Cho đến nay phòng bệnh chủ yếu vẫn là giải quyết véc tơ truyền bệnh như diệt bọ gậy/lăng quăng, triển khai chiến dịch vệ sinh môi trường và phun hóa chất diệt muỗi xử lý ổ dịch. Tuy vậy, để làm tốt việc này không thể chỉ ngành Y tế mà rất cần sự chung tay của chính quyền các cấp, ban ngành, các tổ chức chính trị – xã hội và đặc biệt là mỗi người dân trong cộng đồng ý thức trách nhiệm, tự nguyện thực hiện các biện pháp phòng bệnh đơn giản ngay tại hộ gia đình.

Cần làm gì khi nghi ngờ bị sốt xuất huyết
Khi có những triệu chứng nghi ngờ SXH cần đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế để khám, tư vấn, điều trị.
Nếu bị nhẹ có thể chăm sóc tại nhà bằng cách:
– Nằm nghỉ ngơi.
– Cho uống nhiều nước, có thể cho uống dung dịch Oresol, nước trái cây càng tốt. Cho ăn nhẹ: cháo, súp, sữa.
– Dùng thuốc hạ sốt (uống paracetamol hoặc đặt viên hạ sốt vào hậu môn, không dùng aspirin để hạ sốt), chườm mát.
– Theo dõi liên tục, nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu xuất huyết nào hoặc diễn biến nặng hơn (li bì, bứt rứt, vật vã, chân tay lạnh, đau bụng, nôn nhiều) cần đưa ngay đến bệnh viện.
Làm thế nào để diệt lăng quăng?
• Làm nắp đậy kín các bể, dụng cụ chứa nước, không để cho muỗi vào đẻ trứng
• Cọ rửa và thay nước (ít nhất 1 tuần 1 lần) ở chum, vại, thùng, xô chứa nước, lọ hoa, lọ trồng cây thủy sinh
• Thả cá ăn lăng quăng: dùng các loại cá nhỏ (cá bảy màu) thả vào chum, bể chứa nước để cá ăn loăng quăng.
• Không để cho các chậu cây, hốc cây, máng xối đọng nước.
• Lật úp các dụng cụ chứa nước không ít dung đến hoặc sau khi dung xong.
• Tổng vệ sinh môi trường, thu gom, hủy bỏ các vật chứa nước không cần thiết (thùng xốp, vỏ đồ hộp, lốp xe
cũ, chai lọ, gáo dừa,…).

Làm sao để diệt muỗi và chống muỗi đốt?
• Dọn dẹp nhà cửa gọn gàng sạch sẽ, không treo quần áo bừa bộn để giảm bớt chỗ cư ngụ của muỗi
• Cho trẻ mặc quần dài, áo dài tay.
• Ngủ màn kể cả ban ngày
• Làm rèm che cửa để hạn chế muỗi xâm nhập vào nhà
• Dùng hương trừ muỗi trong những giờ muỗi thường cắn nhất (sáng sớm và chiều tối)
• Dùng bình xịt muỗi loại nhỏ tại nhà
• Phun diệt muỗi trên phạm vi rộng (tổ, ấp, khu phố,…) chỉ thực hiện khi đúng chỉ định của cơ quan y tế địa phương.
Để nâng cao hiệu quả trong công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết cần có sự quan tâm vào cuộc của các cấp chính quyền, các ban ngành đoàn thể đặc biệt trách nhiệm, vai trò của cộng đồng xã hội đối với việc phòng chống dịch bệnh.
Để chủ động phòng ngừa, ngăn chặn dịch bệnh đặc biệt là giai đoạn trước những tháng cao điểm mùa dịch sắp tới. Chương trình phòng chống SXH phát động chiến dịch tới toàn dân: Mỗi người dân tự diệt lăng quăng/bọ gậy tại hộ gia đình, hãy tham gia chiến dịch vệ sinh môi trường tổng vệ sinh cơ quan, đường làng, ngõ xóm, vệ sinh nguồn nước, nơi chứa nước, sử dụng các biện pháp đề phòng muỗi đốt.

Mỗi tuần, mỗi gia đình hãy dành 10 phút để:
1. Kiểm tra, phát hiện và diệt lăng quăng trong các dụng cụ chứa nước sinh hoạt bằng cách thường xuyên thau rửa, các chum, vại, thùng, xô; đậy nắp kín bể chứa nước, thả cá bảy màu.
2. Thường xuyên thay nước ở các bình bông/lọ hoa, thả muối hoặc Abate vào bát nước kê chân chạn, bể cảnh…
3. Loại bỏ các vật liệu phế thải, hốc nước tự nhiên, lật úp các vật dụng có thể chứa nước không sử dụng đến để không cho muỗi đẻ trứng.

Các tin liên quan
THÔNG BÁO
BẢN TIN COVID 19
Lịch công tác
Phòng ban trực thuộc
Cấp cứu 24/7

+84-033-3825277

ĐƯờng dây nóng

0919 080 235

PHÓ GIÁM ĐỐC
BÀ NGUYỄN THỊ BÍCH THUỶ

PHÓ GIÁM ĐỐC