Hưởng ứng ngày tránh thai thế giới 26/9/2021: Hãy lựa chọn cho mình  một biện pháp tránh thai phù hợp để không mang thai ngoài ý muốn.

1. Nguồn gốc Ngày tránh thai thế giới

Vào những năm đầu thế kỷ 21, kết quả các cuộc khảo sát đa quốc gia về thăm dò thái độ của giới trẻ trong quan hệ tình dục tại châu Âu cho thấy mức độ đáng báo động về quan hệ tình dục không được bảo vệ cũng như kiến thức, hiểu biết về các biện pháp tránh thai còn thiếu hụt trong giới trẻ.

Bên cạnh đó, các chương trình giáo dục sức khỏe, giới tính trong hệ thống nhà trường không đủ để cung cấp thông tin một cách toàn diện về vấn đề này. Điều đó dẫn đến hàng năm có tới 1/3 trong số 205 triệu trường hợp mang thai trên thế giới là mang thai ngoài ý muốn; 36% độ tuổi vị thành niên cho biết có quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp bảo vệ, trong khi tỷ lệ bệnh lây truyền qua đường tình dục cao nhất ở độ tuổi dưới 25…

Trước tình hình đó, liên minh của 11 tổ chức phi chính phủ và các hiệp hội khoa học và y khoa quốc tế quan tâm đến sức khỏe giới tính và sinh sản đã thống nhất lấy ngày 26-9 hàng năm là Ngày tránh thai thế giới và phát động lần đầu tiên vào ngày 26-9-2007 tại Châu Âu.

Đây là thời điểm để tổ chức các hoạt động thúc đẩy hiểu biết của cộng đồng về quan hệ tình dục an toàn và chủ động tránh thai. Theo số liệu của WHO, hiện nay có 225 triệu phụ nữ trên toàn cầu có nhu cầu tránh thai, nhưng đang không sử dụng các biện pháp tránh thai hiệu quả.

Nhân ngày Tránh thai thế giới 26-9-2016, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã lựa chọn một bộ phim ngắn giới thiệu Bảo tàng về tránh thai và nạo phá thai để đăng trên website của tổ chức này. Bộ phim ngắn này cung cấp tổng quan về nguồn gốc, phương pháp, các chuẩn mực xã hội, thái độ của các thể chế chính trị về kế hoạch hóa gia đình và giải thích tại sao các phương pháp ngừa thai an toàn là quan trọng. Có những bài học quan trọng có thể học được từ lịch sử tránh thai bằng cách khám phá các nhu cầu cá nhân, sự lựa chọn và trách nhiệm của nam giới. Trong bảo tàng, 2 căn phòng trưng bầy Tránh thai và Nạo phá thai được sắp xếp cạnh nhau. Và thông điệp từ sự sắp xếp đó thật rõ ràng. Đó là thông điệp: Một khi con người đã có được những biện pháp tránh thai an toàn, hiệu quả, được quyết định số con và thời điểm sinh con theo đúng mong muốn của mình – thì những đau đớn, tổn thương và bi kịch do nạo phá thai sẽ không còn.

Những định kiến về phòng tránh thai, nạo phá thai hiện nay vẫn còn tồn tại, vì thế thông điệp từ các hiện vật trong bảo tàng này vẫn vô cùng giá trị. Tiến sĩ Christian Fiala, Giám đốc của Bảo tàng đã nói về ý nghĩa nhân đạo cao cả của việc tránh thai an toàn bằng cách trích dẫn câu nói của nhà văn Mary Stopes nói về đề tài này: ‘Trong các mối quan hệ của một con người, không có gì tra tấn người phụ nữ, biến họ thành nô lệ và cảm thấy khủng khiếp như việc làm mẹ ngoài ý muốn’.

2. Ý nghĩa Ngày tránh thai thế giới

Mục tiêu của Ngày tránh thai thế giới nhằm cải thiện nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân, cộng đồng xã hội đặc biệt là giới trẻ, nhóm vị thành niên/ thanh niên, phụ nữ và nam giới trong độ tuổi sinh đẻ về tất cả các biện pháp tránh thai để giúp họ có sự lựa chọn sáng suốt về sức khỏe giới tính và sinh sản. Đến nay, Ngày tránh thai thế giới 26-9 có ý nghĩa như một chiến dịch toàn cầu, khơi dậy trách nhiệm của giới trẻ trong việc quan hệ tình dục an toàn và chủ động tránh thai, đồng thời khuyến khích tất cả mọi người đều có thể chủ động hành vi mang thai vì những lợi ích của chính mình và cộng đồng.

3. Lợi ích của việc ngừa thai

Theo Tổ chức Y tế thế giới, mỗi phút có 38 ca phá thai không an toàn, cứ mỗi phút lại có 1 ca chết mẹ do phá thai không an toàn và hàng năm có khoảng 85 triệu ca có thai ngoài ý muốn, trong đó có 42 triệu ca kết thúc bằng phá thai; 20 – 22 triệu ca phá thai không an toàn; có tới 47.000 ca tử vong mẹ là do phá thai không an toàn (chiếm 13%).

Mỗi năm thế giới có khoảng 5 triệu phụ nữ tàn tật do các biến chứng của phẫu thuật không an toàn và không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ phá thai giữa các nước đang phát triển và các nước phát triển (29/1.000 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ so với 24/1.000). Tuy nhiên phẫu thuật không an toàn lại chủ yếu xảy ra ở các nước đang phát triển. Có tới 36% độ tuổi vị thành niên cho biết có quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp bảo vệ, trong khi tỷ lệ bệnh lây truyền qua đường tình dục cao nhất ở độ tuổi dưới 25… Tính tới thời điểm năm 2015, có khoảng 12,7 triệu trẻ em gái vị thành niên trong độ tuổi từ 15 – 19 sinh sống tại các nước đang phát triển có nhu cầu về KHHGĐ chưa được đáp ứng. Ở các quốc gia đang phát triển, ước tính hàng năm có khoảng 14,5 triệu trẻ em gái trong cùng lứa tuổi này đã sinh con.

Tại Việt Nam, theo Vụ Sức khỏe Bà mẹ trẻ em, Bộ Y tế, hàng năm có khoảng 250.000 – 300.000 ca phá thai được báo cáo chính thức. Tỷ số phá thai đã giảm nhưng vẫn còn cao. Nguyên nhân mang thai ngoài ý muốn được biết là do không áp dụng biện pháp tránh thai là 55,6%; do thất bại của các biện pháp tránh thai là 39,5% (sử dụng không đúng cách, sử dụng các biện pháp tránh thai truyền thống kém hiệu quả); do nhu cầu không được đáp ứng – có nhu cầu KHHGĐ nhưng không được cung cấp BPTT, không tiếp cận được dịch vụ.

Ngày 26/9/2007, với sự liên minh của 11 tổ chức phi chính phủ và các Hiệp hội Khoa học và Y khoa quốc tế quan tâm đến sức khỏe giới tính và sức khỏe sinh sản đã thống nhất phát động lấy ngày 26/9 hàng năm là ngày Tránh thai Thế giới. Mục tiêu của Ngày tránh thai Thế giới nhằm cải thiện nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân, cộng đồng xã hội đặc biệt là giới trẻ, nhóm vị thành niên, thanh niên, phụ nữ và nam giới trong độ tuổi sinh đẻ về tất cả các BPTT để giúp họ có sự lựa chọn sáng suốt về sức khỏe giới tính và sức khỏe sinh sản.

4. Chủ đề  ngày tránh thai thế giới 26/9/2021

Hưởng ứng ngày tránh thai Thế giới năm 2021với chủ đề “Hãy lựa chọn cho mình một biện pháp tránh thai phù hợp để không mang thai ngoài ý muốn”; các đơn vị, các cấp, các ngành hãy chung tay thực hiện tốt nhiệm vụ kép: vừa phòng, chống dịch vừa thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, đảm bảo việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, sử dụng các biện pháp tránh thai của phụ nữ và trẻ em gái được thuận tiện, an toàn, hiệu quả.Đảm bảo cung cấp dịch vụ KHHGĐ và đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai cho mọi đối tượng có nhu cầu.

– Không mang thai ở tuổi vị thành niên vì tương lai, hạnh phúc của chính bạn

– Chủ động tránh thai, trách nhiệm không của riêng ai.

 

Các tin liên quan
THÔNG BÁO
BẢN TIN COVID 19
Lịch công tác
Phòng ban trực thuộc
Cấp cứu 24/7

+84-033-3825277

ĐƯờng dây nóng

0919 080 235

PHÓ GIÁM ĐỐC
BÀ NGUYỄN THỊ BÍCH THUỶ

PHÓ GIÁM ĐỐC